3 Loại Ánh Sáng Cơ Bản Trong Chiếu Sáng
Một không gian nội thất đẹp, ngoài các yếu tố cấu thành chính như phong cách chủ đạo, mặt bằng công năng sử dụng, màu sắc của các vật liệu, thì ánh sáng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cấu thành nên sự hài hòa của bức tranh tổng thể. Nếu biết cách sử dụng và kết hợp khéo léo 3 lớp ánh sáng cơ bản: Ánh sáng chung, ánh sáng tác vụ, ánh sáng tạo điểm nhấn; bạn hoàn toàn có thể nâng tầm cho không gian của mình trở nên đẹp hơn bao giờ hết, từ tổng thể cho đến chi tiết, tác động đến cảm nhận và tâm trạng của người sử dụng. Vậy 3 loại ánh sáng cơ bản đó có tác dụng như thế nào, bố trí ra sao cho hợp lý? Hãy cùng GS Lighting đi tìm hiểu “3 loại ánh sáng cơ bản trong chiếu sáng”.
Ánh sáng chung (ambient lighting)
Còn được gọi là ánh sáng cơ bản hay ánh sáng nền, ánh sáng chung cung cấp gần như toàn bộ ánh sáng cho căn phòng, nhằm tạo ra mức độ sáng đồng đều cho cả không gian, mà không phụ thuộc vào bất cứ loại ánh sáng đặc biệt nào khác. Các loại đèn thường được sử dụng cho chiếu sáng chung thường là đèn chùm, đèn âm trần downlight hoặc đèn ốp trần... với chùm tia sáng hướng xuống dưới, góc chiếu rộng từ 60° trở lên.
Các loại đèn GS Lighting sử dụng cho chiếu sáng chung: Đèn âm trần tán quang GSDTQ, đèn âm trần dimmer thông minh GSATD, đèn nam châm tán quang GSNCTQ...
Ánh sáng tác vụ (task lighting)
Ánh sáng tác vụ chiếu sáng đến một khu vực của căn phòng mà đảm nhận một chức năng cụ thể. Hình thức chiếu sáng này nhằm phục vụ người sử dụng thực hiện công việc với mức độ tập trung cao nhất, khả năng nhìn tốt hơn, đem lại chất lượng công việc cao hơn. Các khu vực trong nhà đòi hỏi sử dụng ánh sáng tác vụ bao gồm quầy bếp nơi chuẩn bị thức ăn; khu vực phòng khách nơi đọc sách; các bề mặt bàn làm việc, nơi học tập, giải trí. Tại nhà bếp, hệ thống đèn dưới tủ bếp sẽ cung cấp ánh sáng cho mặt bàn; ở phòng khách, đèn bàn thường được sử dụng để phục vụ việc đọc sách. Các loại đèn sử dụng thường là đèn thả trần, đèn âm trần spotlight... với chùm tia sáng hướng xuống dưới, góc chiếu vừa phải từ 24-45°.
Các loại đèn GS Lighting sử dụng cho chiếu sáng tác vụ: Đèn âm trần spotlight xoay 360°, đèn âm trần spotlight GSDSL, đèn âm trần module GSDSC, đèn âm trần chỉnh góc GSATCG...
Ánh sáng tạo điểm nhấn (accent lighting)
Như tên gọi, ánh sáng tạo điểm nhấn có tác dụng thu hút sự chú ý đến một vật cụ thể trong nhà, chẳng hạn như các tác phẩm nghệ thuật, tranh ảnh, logo, tác phẩm điêu khắc, cây cối hay vật trưng bày... Ánh sáng tạo điểm nhấn cũng thường được sử dụng ngoài trời ở sân vườn, công viên hay hồ cảnh để làm nổi bật vẻ đẹp của cây cối, thực vật, hồ nước... để thu hút sự chú ý đến một khu vực cảnh quan. Tóm lại, đây là kiểu chiếu sáng dùng cho việc trang trí. Với kiểu chiếu sáng này, có thể sử dụng các loại đèn chiếu điểm, đèn rọi ray soi tranh, đèn chiếu cây, đèn cắm cỏ, đèn âm trần spotlight có góc chiếu hẹp từ 24° trở xuống.
Các loại đèn GS Lighting sử dụng cho chiếu sáng tạo điểm nhấn: Các mẫu âm trần spotlight, đèn âm trần mini GSDSM, đèn âm trần đôi rọi chỉnh hướng, các mẫu đèn rọi ray GS...
Phân lớp 3 loại ánh sáng cơ bản sao cho hợp lý?
Khi bố trí các lớp ánh sáng cho căn phòng, thông thường nên xem xét ánh sáng chung trước, sau đó mới đến ánh sáng tác vụ và ánh sáng tạo điểm nhấn. Tuy nhiên, với những căn phòng thiên nhiều về công năng sử dụng, chẳng hạn như văn phòng, một số nhà thiết kế vẫn tập trung bố trí ánh sáng tác vụ trước tiên. Và trong một dãy hành lang có chức năng như một phòng trưng bày tranh ảnh hoặc tác phẩm nghệ thuật, ánh sáng tạo điểm nhấn có thể được cân nhắc xem xét đầu tiên. Vậy nên, điều quan trọng nhất là phải suy nghĩ về cách bạn thực sự sử dụng không gian và những gì bạn sẽ làm trong một căn phòng cụ thể, chỉ khi đó bạn mới có thể xác định vị trí nơi cần ánh sáng tác vụ hay ánh sáng tạo điểm nhấn.