Bố Trí Chiếu Sáng Cho Không Gian Phòng Ngủ
Phòng ngủ là nơi ta thư giãn sau những ngày dài mệt mỏi, mục đích của việc chiếu sáng trong căn phòng này là khiến con người cảm thấy thoải mái, được xoa dịu, chữa lành. Ánh đèn dịu nhẹ vào ban đêm giúp ta xua tan những lo lắng trong ngày. Vì vậy, phòng ngủ thường sử dụng nguồn sáng có tông màu ấm. Để tạo ra không gian phòng ngủ lý tưởng, nơi bạn có thể thư giãn và nghỉ ngơi mỗi ngày, bố trí chiếu sáng cho không gian phòng ngủ đóng vai trò rất quan trọng.
Nhìn bản thiết kế từ trên xuống về điểm đặt ánh sáng.
Sử Dụng Ánh Sáng Ấm Áp Và Kết Hợp Các Loại Đèn Khác Nhau
Nguyên Tắc Cơ Bản
Nguyên tắc cơ bản của bố trí chiếu sáng phòng ngủ là sử dụng ánh sáng dịu và không gây chói, tạo nên tâm trạng thư thái, dễ chịu. Cần tính đến các hoạt động khác như mặc quần áo, trang điểm, đọc sách... Nên chọn đèn âm trần có thể điều chỉnh được độ sáng, nhiệt độ màu để thay đổi dựa trên hoạt động.
Bố Trí Công Tắc Phù Hợp
Thông thường, công tắc đôi được bố trí ở lối vào phòng và gần khu vực đầu giường, giúp ta có thể bật tắt đèn ngay tại giường mà không cần phải chui ra khỏi giường.
Phân Chia Ánh Sáng Theo Từng Lớp
Để phân bổ ánh sáng hợp lý, có thể chia làm ba lớp chính: ánh sáng chung (ánh sáng nền), ánh sáng tác vụ và ánh sáng tạo điểm nhấn. Phòng ngủ là nơi thích hợp để sử dụng đèn có ánh sáng khuếch tán, đèn có thể đặt ở các góc phòng để tạo ra ánh sáng dịu nhẹ nhờ phản xạ.
Ánh Sáng Chung (Ánh Sáng Nền)
Ánh sáng nền là nguồn sáng chính, giúp chiếu sáng toàn bộ không gian phòng ngủ một cách đồng đều mà không gây chói mắt. Led dây hắt trần là lựa chọn tuyệt vời cho vai trò này. Với ánh sáng gián tiếp dịu nhẹ, led dây không chỉ làm sáng căn phòng mà còn tạo ra không khí ấm áp, giúp bạn thư giãn mỗi khi bước vào phòng ngủ. Ưu điểm của loại đèn này là không gây chói mắt, ánh sáng phân bố đều khắp không gian.
Đèn LED dây tạo không gian ánh sáng chung dịu nhẹ, dễ chịu.
Ánh Sáng Tác Vụ
Ánh sáng tác vụ là ánh sáng cung cấp cho các hoạt động cụ thể như đọc sách, trang điểm, làm việc... Ánh sáng này cần đủ mạnh để đảm bảo các hoạt động diễn ra thuận lợi mà không gây mỏi mắt.
- Đèn âm trần spotlight: Được sắp xếp thành cụm làm ánh sáng trực tiếp cho không gian làm việc hoặc đọc sách. Đây cũng là điểm nhấn cho không gian, nhưng không nên đặt ở trên đầu giường để tránh ánh sáng chói ảnh hưởng tới mắt. Góc chiếu hẹp của đèn spotlight giúp tập trung ánh sáng vào các khu vực cần thiết.
- Đèn nam châm tiêu điểm: Chiếu sáng trực tiếp được sử dụng để làm việc tại khu vực bàn làm việc - nơi cần sự tập trung, mang lại ánh sáng chính xác và hiệu quả cho nhu cầu học tập, làm việc. Đèn có thể điều chỉnh được góc chiếu để phù hợp với các nhu cầu khác nhau.
Sử dụng ánh sáng 4000K cho không gian làm việc tập trung.
Ánh Sáng Tạo Điểm Nhấn
Ánh sáng tạo điểm nhấn được sử dụng để làm nổi bật các chi tiết trang trí trong phòng, như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật, hoặc đơn giản là để tạo ra một không gian ấm cúng và thẩm mỹ.
- Đèn nam châm rọi spotlight: Giúp tạo điểm nhấn cho các bức tranh hoặc tác phẩm nghệ thuật trên tường, đồng thời chiếu sáng cho tab đầu giường, tạo ra không gian thẩm mỹ và tiện nghi. Sử dụng ánh sáng dịu nhẹ vừa đủ cho mắt để đọc sách trước khi ngủ, thời gian để nghỉ ngơi.
Đèn nam châm rọi chiếu tranh tạo điểm nhấn.
Chú Ý Đến Nhiệt Độ Màu Của Ánh Sáng Tác Vụ Trong Phòng
Ánh sáng tác vụ trong phòng ngủ cũng quan trọng không kém, chẳng hạn như đèn ở bàn trang điểm và đèn ở tủ quần áo. Ánh sáng từ trần nhà có thể dễ dàng tạo bóng trên khuôn mặt khi trang điểm, vì vậy bố trí chiếu sáng trắng ấm gần với ánh sáng tự nhiên có thể lắp đặt ở bên trái và bên phải của gương trang điểm để bổ sung.
Đèn Chính Đơn Giản, Nhẹ Nhàng Và Không Gây Ngột Ngạt
Nếu muốn lắp đặt nguồn sáng chính trong phòng ngủ thì đèn âm trần là lựa chọn phù hợp hơn hết. Khi lắp đặt nên tránh vị trí ngay phía trên giường để tránh gây cảm giác ngột ngạt, nên chọn loại có thiết kế chống chói, giúp ánh sáng dịu và đều, tránh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Ánh Sáng Đầu Giường Là Cần Thiết Để Giải Trí Trước Khi Ngủ
Đèn ngủ thường là đèn được thắp sáng cuối cùng trước khi ngủ, có 3 chức năng: chiếu sáng chung, chiếu sáng tác vụ và chiếu sáng tạo điểm nhấn. Ánh sáng không chỉ đáp ứng yêu cầu về độ sáng khi đọc sách, mà còn phải đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi ban đêm, vì vậy nhiệt độ màu thấp sẽ thích hợp hơn cả.
Các Vị Trí Đèn Trong Phòng Ngủ
Đèn Trần
Đèn trần chính: Nên chọn loại có thể điều chỉnh độ sáng, tránh ánh sáng trực tiếp vào giường ngủ. Vị trí lắp đặt nên cách xa giường để tránh gây cảm giác ngột ngạt.
Đèn âm trần: Được bố trí xung quanh trần nhà, tạo ra ánh sáng đều và dịu nhẹ, phù hợp cho không gian nghỉ ngơi.
Đèn Đầu Giường
Đèn bàn: Đặt ở tab đầu giường, phục vụ cho việc đọc sách hoặc làm việc trên giường. Nên chọn đèn có thể điều chỉnh hướng và cường độ sáng.
Đèn treo tường: Lắp đặt ở hai bên giường, tiết kiệm không gian và tạo điểm nhấn cho phòng ngủ.
Đèn Sàn
Đèn sàn: Đặt ở góc phòng, tạo ánh sáng phụ trợ và giúp không gian thêm phần ấm cúng. Đèn sàn có thể di chuyển linh hoạt, phù hợp với nhu cầu chiếu sáng từng thời điểm.
Ánh Sáng Cho Khu Vực Trang Điểm Và Tủ Quần Áo
Đèn gương trang điểm: Sử dụng ánh sáng trắng ấm, gần với ánh sáng tự nhiên, giúp việc trang điểm trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Đèn có thể lắp đặt ở hai bên gương để đảm bảo ánh sáng đều.
Đèn tủ quần áo: Lắp đặt bên trong tủ quần áo hoặc phía trên cửa tủ, giúp chiếu sáng rõ ràng khu vực bên trong, dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn trang phục.
Ánh Sáng Khu Vực Làm Việc
Nếu phòng ngủ có khu vực làm việc, cần bố trí ánh sáng tập trung và đủ sáng để làm việc hiệu quả. Đèn bàn làm việc với ánh sáng trắng là lựa chọn phù hợp, kết hợp với đèn trần để tạo ánh sáng chung cho toàn bộ khu vực.
Kết Luận
Với cách bố trí chiếu sáng thông minh và hợp lý, không gian phòng ngủ của bạn sẽ trở nên ấm áp, thoải mái và đầy màu sắc hơn bao giờ hết. Sự kết hợp giữa các loại đèn khác nhau, từ ánh sáng nền đến ánh sáng tác vụ và tạo điểm nhấn, sẽ giúp tạo ra một môi trường thư giãn, dễ chịu, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng trong phòng ngủ.